Những lưu ý cần biết khi sử dụng bếp từ

1. Kiểm tra điện áp định mức của bếp từ và hệ thống điện trong nhà trước khi sử dụng

Đây có lẽ là bước đầu tiên trước khi bạn sử dụng bất kì một thiết bị điện nào cũng phải kiểm tra đó là là xem điện áp định mức của chúng là bao nhiêu. Một số loại bếp từ của nước ngoài được thiết kế để hoạt động với điện áp 100V nên muốn sử dụng được ở điện áp 220V, bạn phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn, tránh trường hợp nguồn điện không ổn định lúc có, lúc không, thường xuyên quá áp, sụt áp… rất dễ gây ra cháy nổ và hư hại cho bếp.

Sau đó bạn cần tính xem tổng công suất tiêu thụ điện trong gia đình là bao nhiêu để xem đường dây, công tơ điện có chịu nổi hay không. Nếu không, bạn cần trang bị thêm các thiết bị điện cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện hoạt động an toàn, không quá tải.

2. Đặt bếp từ ở vị trí hợp lý

Bếp từ hoạt động theo nguyên lý cảm biến từ của dòng điện tạo thành nhiệt khi nấu, nên bạn cần đặt cách bếp 3 mét hoặc tốt không để gần máy ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi) và các thiết bị gia dụng vì dễ bị nhiễm từ gây hỏng hóc. Một lưu ý đặc biệt khi sử dụng bếp từ đối với người đeo máy kích nhịp tim hoặc đeo bất kì một thiết bị hỗ trợ sức khỏe nào khác có khả năng bị nhiễm từ thì không nên tiếp xúc với bếp tránh bị nhiễm từ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ngoài ra, bạn nên đặt bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, không để quá gần các vật dụng khác như chậu rửa hay lò vi sóng. Môi trường sử dụng bếp từ lý tưởng có nhiệt độ dao động từ 10 đến 40 độ C.

3. Nồi cho bếp từ

So với các loại bếp khác, thì bếp từ có một nhược điểm đó là khá kén chọn nồi dùng cho nó. Bởi cơ chế hoạt động là chỉ nhận những vật dẫn có đáy nhiễm từ nên bạn phải sử dụng các loại nồi chuyên dụng cho bếp từ là nồi sắt, nồi sắt tráng men (những vật dễ bị nhiễm từ). Nếu bạn muốn sử dụng bất cứ một loại nồi nào khác thì cần phải có thêm một vật dẫn là một miếng sắt phẳng, sạch, có cảm ứng từ đặt dưới đáy nồi hay sử dụng tấm lót bếp từ.

4. Cách sử dụng bếp từ

Chỉ khi đặt nồi phù hợp trong phạm vi quy định trên mặt bếp rồi mới bật công tắc điện và điều chỉnh nhiệt độ đến mức cần thiết. Chú ý khi rán, rang thức ăn không được rời khỏi bếp, vì nếu để quên bếp quá nóng sẽ gây hại cho bếp. Phải tránh nồi nấu không có thức ăn hoặc rang khô gây cháy hoặc hỏng mặt bếp.

Lưu ý: Không đặt dao, dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi sắt lên mặt bếp. Không sờ tay lên mặt bếp khi đang nấu.

5. Sau khi sử dụng xong

Dùng bếp xong, chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp , sau đó tắt công tắc nguồn điện, và lấy nồi xuống. Đợi cho đến khi bếp nguội, dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa chuyên biệt để lau chùi mặt bếp (bạn có thể thay thế nước tẩy rửa bằng chanh hoặc dấm để lau đi những vết bẩn khó bong). Không được dùng các hoá chất mạnh, dầu hoả, bàn chải sắt, trực tiếp dội nước… để rửa bếp. Khi dùng cũng phải để ý không cho cơm canh thức ăn trào lên mặt bếp. Để lâu không dùng phải lau chùi sạch sẽ đóng gói để bảo quản. Đây cũng là một lưu ý khi sử dụng bếp từ giúp bạn an toàn hơn và duy trì được tuổi thọ của bếp từ cao hơn.

6. Xử lý khi bếp từ bị hỏng hóc

Trong quá trình sử dụng, nếu không may bếp từ nhà bạn có xảy ra hiện tượng hỏng hóc mà bạn không biết nguyên nhân và sửa chữa ra sao thì đừng tự mày mò tìm hiểu, hãy liên hệ với chuyên gia mà bạn biết hoặc nhà cung cấp để chuyên viên kỹ thuật nhiều kinh nghiệm của chúng tôi sửa chữa và bảo dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *