Bạn đang lo lắng về số tiền điện phải trả mỗi tháng khi trong nhà mắc điều hòa. Vậy sử dụng điều hòa thế nào để vừa làm mát hiệu quả, có thể tiết kiệm chi phí đồng thời còn giúp máy thêm bền bỉ? Hãy cùng ĐIỆN LẠNH HÀ NỘI tìm hiểu cách dùng điều hòa tiết kiệm điện trong bài viết dưới đây!
LỰA CHỌN CÔNG SUẤT PHÙ HỢP
Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện đầu tiên chính là lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng. Bạn nên chọn máy có công suất cao hơn một chút so với nhu cầu vì khi không khí đủ lạnh máy sẽ tự động tắt nên sẽ không tốn kém tiền điện nhiều.
Ngược lại, nếu bạn chọn máy lạnh có công suất vừa đủ hoặc thấp hơn so với nhu cầu thực tế thì sẽ khiến máy chạy liên tục mới đủ mát, máy sẽ bị nóng do hoạt động không ngừng nghỉ, tuổi thọ của máy cũng sẽ không bền, và tất nhiên tiền điện sẽ tăng vọt.
LẮP ĐẶT ĐÚNG VỊ TRÍ
Lắp đặt điều hòa đúng cách, đúng vị trí cũng là một cách dùng điều hòa tiết kiệm điện hiệu quả đồng thời tăng cường sự bền bỉ của máy.
Điều hòa nên được lắp đặt ở vị trí ít bị chiếu nắng nhất, không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt như tủ lạnh, bếp,… tránh tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên lắp máy lạnh ở vị trí góc kín trong nhà. Làm vậy, máy sẽ giảm được từ 3-5 độ C nhiệt độ không khí phải làm lạnh, vừa tiết kiệm điện lại vừa bảo vệ máy lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý về hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất, chẳng hạn như khoảng cách tối thiểu từ mặt đất đến điều hòa là bao nhiêu. Để đảm bảo dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng máy bạn cũng nên lắp máy ở nơi sạch sẽ, vị trí dễ leo và với tới để làm sạch dễ dàng, không lắp máy lạnh ở nơi có nhiều bụi khiến máy nhanh hỏng hóc.
BẬT TẮT MÁY HỢP LÝ
Khi khởi động máy điều hòa bạn không nên mở nhiệt độ quá thấp ngay lập tức, hãy để máy có thời gian chạy nền rồi mới chỉnh nhiệt độ theo như bạn mong muốn. Nếu bạn vẫn khởi động máy lạnh ở mức nhiệt quá thấp không những không thể mang đến hiệu quả làm lạnh ngay như mong muốn mà còn gây tốn rất nhiều điện, lãng phí và hại máy.
Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện tối ưu nhất là để ở nhiệt độ 25 độ C khi bật máy. Chờ khoảng 5-10 phút rồi mới điều chỉnh nhiệt độ tăng giảm tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn.
Ngoài ra, để tăng cường độ bền cho máy lạnh, bạn cũng nên bật/tắt máy một cách hợp lý. Không nên bật/tắt liên tục, nếu bạn vừa mới bật máy mà muốn tắt ngay hay mới tắt máy rồi muốn bật ngay sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ máy. Hãy chờ 1 chút rồi mới thực hiện hành động bật/tắt tiếp theo.
Đồng thời, khi tắt điều hòa, bạn cũng rút luôn nguồn điện để tránh trường hợp rò rỉ hoặc chập điện có thể gây hư hỏng máy lạnh.
ĐẢM BẢO PHÒNG KÍN
Để tránh lãng phí tiền điện bạn nên tắt điều hòa ở những phòng ít sử dụng hoặc không có người sử dụng. Bạn cũng chú ý đóng kín tủ quần áo, cửa chính, cửa sổ, để tránh hơi lạnh thất thoát vào những nơi không cần thiết, đó cũng là một Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện hiệu quả.
Bên cạnh đó bạn cũng nên dùng rèm che cửa kính, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ giúp giảm bớt nhiệt độ trong phòng, đỡ gây áp lực cho máy điều hòa.
CÀI ĐẶT NHIỆT ĐỘ PHÙ HỢP
Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ sử dụng điều hòa ở nhiệt độ càng thấp thì lượng điện tiêu thụ càng nhiều. Nhiệt độ máy lạnh cứ giảm 5 độ C sẽ tiêu hao thêm 40% điện năng, con số này không hề nhỏ so với nhiều gia đình.
Hơn nữa, khi điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ quá thấp còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dùng. Nhiệt độ phòng điều hòa tốt nhất chỉ nên thấp hơn 7-10 độ C so với ngoài trời, nhất là vào những ngày cao điểm nắng nóng, như vậy là vừa đủ thoải mái.
Bạn nên cài đặt mức nhiệt độ khoảng 23-28 độ C là lý tưởng nhất để vừa tiết kiệm điện lại tốt cho sức khỏe. Bạn cũng nên dùng thêm quạt điện để không khí thêm mát mẻ lại đỡ áp lực cho máy lạnh.
THƯỜNG XUYÊN VỆ SINH BẢO DƯỠNG MÁY
Vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh định kỳ là việc làm cần thiết không chỉ giúp máy luôn hoạt động tốt mà còn đỡ hỏng hóc, đỡ tốn tiền điện.
Việc vệ sinh và bảo dưỡng nên đầy đủ các bước vệ sinh lưới lọc bụi, khoang chứa cánh quạt, màng chứa nước ngưng cục lạnh,… kiểm tra vỏ máy, các điểm nối điện và khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh.
Thời điểm tốt nhất nên bảo dưỡng máy điều hòa là trước mùa cao điểm nắng nóng hàng năm vì máy lạnh của bạn sắp phải hoạt động hết công suất trong nhiều tháng liền. Số lần bảo dưỡng còn tùy vào môi trường và tần suất sử dụng của bạn, thường thì nên bảo dưỡng máy 1-2 lần/năm.
Và hãy nhớ ngay khi máy có dấu hiệu bất thường nào đó thì hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa đến kiểm tra và sửa chữa, thay thế ngay, tránh để máy hoạt động không bình thường trong thời gian dài dễ gây hư hỏng nặng hơn, tốn tiền điện hơn và cũng tốn tiền sửa chữa cao hơn.
Qua những gợi ý trên đây ĐIỆN LẠNH HÀ NỘI hi vọng đã giúp bạn biết những cách dùng điều hòa tiết kiệm điện và tăng cường tuổi thọ máy tốt nhất.